Hương Khê, Hà Tĩnh: Đưa dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình đến với đồng bào vùng biên
08/06/2017 12:14
Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện Hương Khê đã phối hợp với Trung tâm MSI tỉnh Hà Tĩnh, cung cấp gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho bốn xã thuộc vùng Biên giới là Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia và Hòa Hải. Việc đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho nhân dân vùng biên giới sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS/KHHGĐ và công tác dân số. Phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được thụ hưởng các gói dịch vụ chăm sóc SKSS miễn phí, tư vấn các biện pháp tránh thai phù hợp, làm mẹ an to
Hương Khê, Hà Tĩnh: Đưa dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình đến với đồng bào vùng biên

Trong thời gian vừa qua, ngành dân số tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các cặp vợ chồng trẻ, cộng tác viên tập trung tuyên truyền về cách chăm sóc SKSS, sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp để kế hoạch hóa gia đình, tư vấn để được biết thêm về kiến thức SKSS/KHHGĐ, khám và điều trị các bệnh phụ khoa thông thường cho  phụ nữ đăng ký sử dụng các biện pháp tránh thai…để đồng bào thấy rõ hệ lụy của việc sinh nhiều con nên họ tự giác thực hiện đẻ ít con để dành thời gian nuôi dạy con tốt, nâng cao sức khỏe, phát triển kinh tế gia đình. Đa số chị em ở đây đều hưởng ứng việc không sinh con thứ 3 và quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của mình cũng như con cái. Những tập tục xưa cũ hầu như cũng dần được xóa bỏ, không còn ăn sâu vào nếp nghĩ của đồng bào vùng biên.

Hương Lâm là xã có địa bàn rộng, giáp ranh với nước bạn Lào, việc triển khai đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ y tế thực hiện công tác chăm sóc SKSS/KHHGĐ của Trạm Y tế và huyện đã chủ động tuyên truyền vận động người dân nên hiệu quả thu được rất khả quan, cùng với đài truyền thanh, Ban Dân số xã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về việc KHHGĐ. Trong ngày chiến dịch đã đặt dụng cụ tử cung cho 21 chị em phụ nữ, tiêm thuốc tránh thai cho 53 người, khám và điều trị phụ khoa cho gần 60 trường hợp; khám thai theo các thời kỳ cho gần 70 người, siêu âm cho 125 người, trong ngày chiến  đã có 01 ca triệt sản. Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động nên bà con nhân dân đã tích cực tham gia hưởng ứng chiến dịch. có cả những người chồng  cùng vợ đi khám sức khoẻ.


Chị Đinh Thị Hồng Nhung, Cán bộ Dân số- KHHGĐ xã Hương Lâm chia sẽ:  " để chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản tại xã Hương Lâm diễn ra thành công Ban dân số xã đã tập trung tuyên truyền trước và trong chiến dịch cũng như công tác DS-KHHGĐ, cán bộ dân số xã cùng với CTV dân số thôn, bản đã xuống tận địa bàn, đi đến từng thôn bản để tổ chức tuyên truyền, vận động nhất là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số ..., nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi trong nếp nghĩ của việc sinh con cũng như kế hoạch hóa, tuyên truyền không những chỉ cho các chị em phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng  hiểu được việc tham gia KHHGĐ để chị em phụ nữ có điều kiện để chăm sóc con cái tốt hơn…”.

Mặc dù nhận thức về công tác Dân số- KHHGÐ trên địa bàn biên giới xã Hương Lâm đã thay đổi, tỷ lệ sinh con thứ 3 từng bước giảm dần nhưng vẫn còn nhiều thách thức sẽ có nguy cơ gia tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 và mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Về xã Hòa Hải, do vẫn còn quan niệm trời sinh voi, sinh cỏ trong tư tưởng và nếp nghĩ của bà con nhân dân địa phương, muốn sinh " thằng cu để có người nối dỏi...". Được sự quan tâm vào cuộc quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, Chính quyền địa phương, sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm cộng tác viên dân số nên công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. 

Công tác truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở vùng biên đã tạo được sự chuyển biến thay đổi về nhận thức và hành động trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Quy mô gia đình sinh từ một 1 đến 2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng qua đợt “ Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn cũng như đưa dịch vụ cung cấp tại vùng biên giới”.

Tâm lý muốn sinh nhiều con để có người lao động làm kinh tế, và phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, kế nghiệp dòng họ vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, Cộng tác viên dân số thường xuyên bám nắm địa bàn,đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng dân cư; rà soát, thống kê các cặp vợ chồng trong độ tuổi 15 - 49 sinh con 1 bề trên địa bàn để sàng lọc phát hiện sớm các đối tượng có nguy cơ vi phạm chính sách dân số- KHHGĐ, kịp thời tập trung tuyên truyền, vận động các đối tượng không sinh quá số con theo quy định.

Tuyên truyền, vận động bà con chấp nhận và áp dụng các BPTT để nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về Dân số - KHHGĐ, nhằm giúp bà con thay đổi nếp nghĩ cổ hủ vì quan niệm lỗi thời. Chị Nguyễn Thị Tứ, cán bộ Dân số xã Hòa Hải cho biết: “ Năm 2015, công tác dân số trên địa bàn xã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực nhưng vẫn gặp không ít khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt hiệu quả như mong muốn nên vẫn còn không ít người dân chưa nhận thức tốt về mô hình gia đình sinh đủ 2 con, vẫn còn tình trạng sinh con thứ 3, nguy cơ gia tăng tỷ lệ giới tính khi sinh đang còn rình rập. Vì vậy, trong thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, trong đó chú trọng giảm thiểu số hộ sinh con thứ ba và vận động các hộ đã sinh đủ số con, áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, Những hệ lụy từ việc sinh nhiều con đã được bà con nhân dân nơi dân dần hiểu rõ. Từ thay đổi nhận thức sẻ từng bước nâng cao chất lượng dân số ở địa phương”.

 Lý giải việc đưa gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đồng bào dân tộc ở các xã trên biên giới trên địa bàn huyện Hương Khê, bà Trần Thị Hải, Giám đốc Trung tâm MSI Hà Tĩnh cho biết: " Việc đưa gói dịch vụ KHHGĐ về phục vụ cho bà con nhân dân tại địa bàn các xã biên giới là việc làm hết sức ý nghĩa và thiết thực, sẽ giúp cho bà con nhân dân được thuận tiện hơn trong việc tham gia chăm sóc SKSS/KHHGĐ, hệ lụy từ việc sinh nhiều con được người dân hiểu rõ, nhận thức đã được thay đổi, thêm vào đó đội ngũ y bác sỹ có tay nghề cao nên người dân tin tưởng hơn, tư vấn nhiệt tình, chu đáo, nhiều biện pháp tránh thai đã được đông đảo chị em lựa chọn để thực hiện tránh mang thai ngoài ý muốn.."

Trong ngày diễn ra chiến dịch, đã có 42 người đặt vòng tránh thai; 30 người dùng thuốc uống tránh thai; Bao cao su: 25 người sử dụng, Tiêm thuốc tránh thai cho 02 người, Khám phụ khoa cho 72 người, Điều trị cho 42 người; Siêu âm cho 125 người; Có 02 người đăng ký tham gia triệt sản.

Để Mô hình thí điểm chính sách kiểm soát dân số khu vực biên giới trên địa bàn huyện Hương Khê hoạt động có hiệu quả, thì công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ sàng lọc trước sinh, sơ sinh tại địa bàn; tăng cường triển khai các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dân số tại địa bàn, nhất là đối tượng phụ nữ mang thai là người dân tộc, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sẽ góp phần giảm mức sinh, ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số trong việc thực hiện mục tiêu " Một tăng, ba giảm, bốn không" trên địa bàn các xã biên giới mà ngành Dân số huyện đã đề ra./.